Xu hướng chia bếp thành hai khu vực riêng biệt: bếp khô bếp ướt, là một cách tuyệt vời để tối đa hóa việc sử dụng và chức năng của không gian.
Không thể phủ nhận rằng, căn bếp luôn được xem là linh hồn của một ngôi nhà – nơi lưu giữ những khoảnh khắc sum họp đáng nhớ thông qua những bữa cơm ngon gia đình. Chính vì vậy, việc thiết kế một căn bếp bếp đẹp, hoàn hảo ở sự tiện nghi, đầy đủ với những chi tiết tỉ mỉ, từng đường nét và màu sắc được thiết kế một cách hài hòa luôn là điều mà các gia đình hướng tới khi hoàn thiện ngôi nhà của mình.
Và một trong những xu hướng thiết kế bếp hiện đại đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây đó chính là chia bếp thành 2 phân khu: bếp khô bếp ướt . Sự phân chia này không chỉ giúp khai thác tối đa công năng của không gian mà còn đảm bảo được tính vệ sinh. Vậy bếp khô và bếp ướt là gì? Ưu nhược điểm của loại hình bếp này? Và những gợi ý tuyệt vời giúp thiết kế bếp khô bếp ướt một cách khoa học và hiệu quả? Hãy cùng HOMEMAS tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
1. Tại sao chúng ta nên tách bếp khô và bếp ướt?
Hầu hết khi nghe đến thuật ngữ “bếp khô bếp ướt” thì mọi người vẫn hay đặt ra câu hỏi là có thật sự cần thiết để tách biệt bếp thành 2 khu vực bếp ướt và bếp khô hay không? Và không phải chỉ đơn giản là việc chuẩn bị và nấu ăn ở cùng một nơi sẽ dễ dàng hơn hay sao?
Vậy bạn có tin rằng việc chia nhỏ nhà bếp thực sự giúp việc quản lý mọi thứ trong bếp của bạn tốt hơn và bạn sẽ có thêm nhiều không gian lưu trữ hơn trong nhà bếp! Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn có một căn bếp riêng, bạn có thể tập trung làm một việc tại một nơi và việc dọn dẹp trong khu vực đó cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thực tế cũng cho thấy rằng không phải ai cũng có nhu cầu và khả năng để có cả không gian bếp ướt và bếp khô. Tùy thuộc vào phong cách sống và nhu cầu nấu nướng chuyên sâu của mỗi người như thế nào. Nếu bạn là người yêu thích nấu nướng, là một food bloger hay là người thường xuyên nấu những bữa ăn cho gia đình, thì việc có một gian bếp khô và bếp ướt chuyên dụng sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho công việc nấu nướng của bạn. Còn nếu bạn độc thân hay chỉ là gia đình nhỏ 2 người thì bạn có thể không quá cần thiết để phân chia bếp như vậy, vì hầu hết các công việc chuẩn bị bữa ăn của bạn vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng.
2. Bếp ướt là gì?
Sở dĩ được đặt tên là bếp ướt vì đây là khu vực diễn ra hầu hết các công việc sơ chế món ăn, chuẩn bị nấu nướng. Thường là những công đoạn nặng, phức tạp và lộn xộn nhất, ví dụ như sơ chế thịt cá hoặc chiên rán những món có mùi nồng.
Bồn rửa, máy rửa bát hay các thiết bị nấu nướng như là bếp và lò nướng cũng được đặt trong khu vực này. Do tính chất của các hoạt động ở đây nên bếp ướt thường là một trong những khu vực ẩm ướt nhất trong nhà, dễ dẫn đến sự phát triển của nấm mốc. Vì vậy, khu vực bếp ướt đòi hỏi nhiều công sức hơn để làm sạch và bảo dưỡng so với bếp khô
Về cách bố trí, bạn nên đặt bếp nấu gần với cửa sổ để hiệu quả thông gió được tốt hơn. Ngay cả khi có lắp đặt máy hút mùi hoặc quạt thông gió, vị trí chiến lược này sẽ giúp kích thích lưu thông không khí trong nhà bếp và giảm thiểu mùi hôi, nấm mốc.
Về cách thiết kế, bạn nên lựa chọn những vật liệu có bề mặt dễ lau chùi vì khu vực này sẽ thường bị bám dầu mỡ hay bám bẩn sau khi nấu nướng. Bạn có thể lựa chọn các vật liệu đá ốp bếp hay bề mặt tường như đá nhân tạo solid surface hay đá nhân tạo gốc thạch anh, với độ bền cao, chất lượng tuyệt vời cùng khả năng chống thấm, chống bám bẩn và kháng khuẩn hiệu quả sẽ giúp gian bếp ướt của bạn luôn trong tình trạng tối ưu nhất.
Lưu ý: Bếp khô bếp ướt thường được bố trí cạnh hoặc gần nhau và được đặt phía sau phòng ăn, giúp chúng ta di chuyển dễ dàng hơn giữa hai khu vực.
3. Bếp khô là gì?
Trái ngược với bếp ướt, bếp khô thường được sử dụng để chuẩn bị bữa ăn gọn nhẹ và đơn giản. Chẳng hạn như làm bánh mì nướng, cắt rau, trái cây hoặc dùng hâm thức ăn bằng lò vi sóng. Đây là nơi người ta thường đặt các thiết bị như tủ lạnh, máy pha cà phê và lò vi sóng. Khu vực này cũng gọn gàng, sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh hơn so với bếp ướt.
Về thiết kế, Kích thước bếp khô có thể nhỏ hơn so với bếp ướt vì đôi khi bếp khô có thể được sử dụng như là một bàn ăn hoặc quầy bar hãy nhớ bố trí nó bằng một vài chiếc ghế đẩu quầy bar), nơi bạn bè và gia đình có thể cùng ngồi lại trờ chuyện và thưởng thức đồ ăn, thức uống ngon. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dụng thêm một tủ bếp chuyên dụng để dự trữ tất cả các nguyên liệu thực phẩm khô để bếp của bạn trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.
4. Công thức thiết kế bếp khô bếp ướt khoa học và hiệu quả
Một nhà bếp khô và ướt hiệu quả sẽ không chỉ giúp việc chuẩn bị thức ăn nhanh hơn nhiều mà còn dễ bảo quản hơn. Vậy làm sao để thiết kế được bếp khô bếp ướt một cách khoa học và hiệu quả? Dưới đây là một số điểm cơ bản cần lưu ý khi thiết kế bếp khô và bếp ướt cho cả nhà thiết kế và chủ nhà.
a. Tạo phân vùng giữa 2 bếp
Xây dựng một vách ngăn bếp để ngăn cách giữa 2 khu vực khô và ướt. Bạn có thể sử dụng các vách ngăn dạng kính như cửa kính hay cửa trượt bằng kính – nó sẽ giúp mở rộng diện tích không gian bếp của bạn. Bên cạnh, thiết kế bếp với tông màu trắng nhất quán ở cả hai khu vực sẽ tạo ra một diện mạo đồng nhất và liền mạch.
b. Tối ưu chức năng của bếp khô và bếp ướt
Bếp khô thường có diện tích nhỏ hơn so với bếp ướt. Bếp ướt nên được bố trí trong một không gian hạn chế, sao cho không thể nhìn thấy khu vực này từ các vị trí phòng khách và phòng ăn. Theo phong cách thiết kế bếp mở thì bếp khô nên được trang trí hài hòa với cả phòng khách và phòng ăn.
c. Dễ dàng di chuyển và tiếp cận đồ dùng giữa bếp khô và bếp ướt
Cả hai nhà bếp nên được bố trí gần nhau để có thể di chuyển dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác. Và cũng phải dễ dàng tiếp cận các thiết bị dùng chung được sử dụng hàng ngày như lo vi sóng, máy xay, máy nướng bánh mì và bếp nướng,….
d. Thiết kế không gian dễ bảo trì
Vì nhà bếp ướt được dành riêng cho việc nấu nướng nhiều dầu mỡ nên khu vực này có xu hướng dễ bị hư hại. Dầu mỡ và bụi bẩn dễ bám vào tường, bàn và tủ bếp. Nếu chúng ta không lau dọn kỹ lưỡng thì sau một thời gian sử dụng sẽ dễ phát sinh nấm mốc và vi khuẩn. Do đó, bạn hãy ốp tường bếp bằng gạch, sứ hoặc kính với ưu điểm là dễ vệ sinh. Còn đối với tủ bếp thì bạn có thể lựa chọn lớp phủ mờ có khả năng chống bám vân tay tốt.
Bên cạnh đó, mặt bếp của bếp khô và ướt nên lựa chọn các vật liệu chất lượng cao hơn như đá nhân tạo solid surface hoặc đá nhân tạo gốc thạch anh, với độ bền, độ cứng cao cùng khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn và kháng khuẩn tối ưu sẽ giúp bếp nhà bạn luôn trong tình trạng tối ưu nhất.
Tham khảo ngay BST Đá nhân tạo Acrylic Solid Surface HI-MACS
Tham khảo ngay BST Đá nhân tạo gốc thạch anh Viatera
e. Đảm bảo thông gió cho khu vực bếp
Khi thiết kế bếp, thông gió ở khu vực bếp ướt là vô cùng quan trọng. Thông gió sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Vì vậy, để đảm bảo thông gió thích hợp, bạn nên đặt bếp ướt ở gần khu vực cửa số và sử dụng quạt thông gió, máy hút mùi để mùi thức ăn, khói, nhiệt và các chất ô nhiễm được thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, bếp khô là bếp không khói vì dùng để chế biến các món ăn đơn giản và không cần dùng đến lửa, nên có thể được đặt ở khu vực có điều hòa.
Cùng HOMEMAS tham khảo một số ý tưởng thiết kế bếp khô bếp ướt truyền cảm hứng từ chuyên gia nhé!
Thay vì thiết kế khu vực bếp khô và bếp ướt trông giống y hệt nhau, thì nhà thiết kế đã chọn cách tạo ra sự thu hút thị giác bằng cách ứng dụng gạch lát nền có hoa văn trong nhà bếp khô. Những chiếc tủ có chiều cao toàn phần được ốp gỗ đóng vai trò là phông nền trung tính hoàn hảo cho toàn bộ không gian này. Trong gian bếp ướt, những chiếc tủ màu trắng và xanh dương sẽ mang đến cảm giác rộng mở và sinh động hơn trong không gian kín.
Trải dài trên đảo bếp là một tấm kính ngăn đôi dùng để phân chia khu vực khô và ướt. Gấp nó lại cho phép quầy được sử dụng toàn bộ, nhưng đóng nó lại sẽ giúp ngăn chặn mùi dầu mỡ và khói từ căn bếp ướt, đồng thời biến căn bếp khô thành nơi ăn sáng tuyệt vời của cả gia đình với tủ đựng thức ăn được giấu kín.
Không phải lúc nào bạn cũng cần có một không gian quầy trong nhà bếp khô. Trong trường hợp này, nhà thiết kế đã sử dụng các kệ mở và tủ có chiều cao tối đa để tối đa hóa khả năng lưu trữ cũng như tạo ra một khu vực pha cà phê dễ tiếp cận. Bếp ướt được đặt sau vách kính, vẫn để hở một phần.
Với thiết kế này bạn sẽ có cả hai bếp trong nhà bếp ướt và khô này. Khu bếp ướt có bếp ga, trong khi khu bếp khô được lắp đặt bếp từ. Điều này cho phép cả hai khu vực phù hợp để chuẩn bị bữa ăn, mặc dù có các phong cách nấu ăn khác nhau. Thay vì sử dụng vách ngăn phân cách giữa bếp ướt bếp khô, thì gia chủ đã sử dụng sàn vinyl vân gỗ để chuyển tiếp, giúp tạo ra sự khác biệt giữa hai khu vực.
Cách phối màu nhất quán với chủ đề sang trọng giúp căn bếp khô và ướt này được kết nối với nhau, bất chấp khoảng cách giữa hai khu vực. Bếp khô đặt giữa phòng khách và được nối liền với bàn ăn bằng đá nhân tạo. Tủ có chiều cao đầy đủ có chức năng làm nơi chứa nguyên liệu, gia vị chế biến thực phẩm khô. Nhà bếp ướt là một không gian toàn màu đen đằng sau cửa kính trượt, điểm xuyến thêm một dải kim loại để tạo nét sang trọng.
Không có vách ngăn vật lý nào được sử dụng để ngăn cách nhà bếp khô và bếp ướt này. Ở đây, bếp được thiết kế tạo điểm nhấn bằng gạch lát nền đồ họa và đảo bếp hình hộp được xây cao hơn một chút so với phần còn lại của quầy phục vụ bằng gỗ, giúp cho việc phân cách giữa bếp khô với bếp ướt.
Nói tóm lại bếp ướt là nơi diễn ra tất cả các công việc nấu nướng nặng nhọc và phức tạp, trong khi bếp khô thường là khu vực được sử dụng để chuẩn bị bữa ăn đơn giản. Để cho thuận tiện cho việc di chuyển giữa hai khu vực dễ dàng nên cả hai bếp thường phải được đặt cạnh nhau. Trên thực tế, không phải mọi ngôi nhà đều được trang bị đầy đủ cả bếp ướt và bếp khô, nó tùy thuộc vào phong cách sống và nhu cầu nấu nướng chuyên sâu của mỗi người như thế nào. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề quá cần thiết vì hầu hết các bếp khô đều có thể tùy ý thực hiện công việc của bếp ướt.
Hy vọng với những chia sẻ trên về khái niệm “bếp khô bếp ướt” và một số ý tưởng thiết kế bếp truyền cảm hứng từ chuyên gia, sẽ giúp bạn có thể tham khảo và tạo nên cho mình một không gian bếp trong mơ.
Với những mẫu đá nhân tạo chất lượng, đa dạng HOMEMAS sẽ giúp bạn có được những không gian nhà bếp lí tưởng nhất. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về đá nhân tạo hay vật liệu hoàn thiện nội thất hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại:
HOMEMAS - NHÀ CUNG CẤP ĐÁ NHÂN TẠO LG HAUSYS CHÍNH HÃNG - ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM
- Showroom: 129 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0966 096 568
- Website: https://homemas.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/homemasvn
Youtube: https://www.youtube.com/homemas