Gỗ công nghiệp mdf là dòng vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất ngày nay. Đây được xem là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho dòng gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Với nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành hợp lí cùng việc thi công đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, gỗ công nghiệp MDF đang dần có mặt trong mọi ngôi nhà, và dần chiếm được thị phần của mình trong thị trường gỗ nội thất. Để hiểu rõ hơn gỗ công nghiệp mdf là gì? Gồm những loại nào? Ưu và nhược điểm của gỗ MDF ra sao? Hãy cùng HOMEMAS tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Gỗ công nghiệp MDF là gì?
Gỗ công nghiệp mdf là loại gỗ ván ép sợi công nghiêp có cấu tạo chủ yếu là từ những bột sợi gỗ tự nhiên kết hợp cùng với các loại phụ gia như keo kết dính, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ,.…Sự ra đời của dòng vật liệu gỗ công nghiệp mdf được xem là cột mốc đáng nhớ nhất trong lịch sử kiến trúc nội thất, giúp tạo nên hàng loạt các sản phẩm nội thất hoàn hảo hiện nay.
Nhiều người vẫn thường hay băn khoăn không biết vì sao loại gỗ này lại có tên gọi là MDF hay gỗ mdf là viết tắt của từ gì thì câu trả lời chính xác là: MDF là viết tắt của cụm chữ Medium Density Fiberboard với ý nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF lại là từ dùng để gọi chung cho cả 3 sản phẩm gỗ công nghiệp có tỷ trọng bột sợi trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Tùy vào thông số kỹ thuật và cách xử lý bề mặt của tấm ván thì sẽ có sự phân biệt rõ rệt từng loại hơn.
2. Cấu tạo và kích thước của tấm gỗ MDF
Gỗ công nghiệp mdf được cấu tạo từ 75% là bột sợi gỗ tự nhiên từ các mảnh vụn hay nhánh cây, có màu rơm nhạt cùng bề mặt phẳng nhẵn và cấu trúc đồng nhất.
Kích thước gỗ mdf tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4 với nhiều độ dày khác nhau như 2.5mm; 3mm; 5mm; 6mm; 9mm; 12mm; 15mm; 17mm, 25mm,..Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm nội thất được chế tạo mà người thiết kế sẽ lựa chọn những tấm gỗ mdf có độ dày phù hợp. Tấm gỗ mdf có độ dày càng lớn thì độ bền và khả năng chịu lực càng cao. Thông thường, gỗ công nghiệp MDF có độ dày 17mm được sử dụng phổ biến nhất.
Gỗ công nghiệp mdf có tính bề mặt vô cùng phong phú. Đặc biệt nhất là phải kể đến việc gỗ mdf có thể kết hợp với hơn 200 mã màu bề mặt phủ melamine, trên 80 mã màu laminate , mang lại sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc cũng như tính thẩm mỹ cao cho không gian nội thất. Ngoài ra, tấm gỗ mdf còn có thể kết hợp với lớp phủ veneer gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ óc chó, gỗ tần bì.. hoặc veneer nhân tạo, nhằm mang lại nét hiện đại và sang trọng.
3. Phân loại các dòng gỗ công nghiệp MDF thông dụng
Gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại phổ biến là: ván gỗ công nghiệp mdf thường, ván gỗ công nghiệp mdf lõi xanh chống ẩm và tấm gỗ mdf chống cháy.
- Gỗ công nghiệp mdf thường: Đây là loại gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến hiện nay và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đồ nội thất. Phân biệt chủ yếu qua màu sắc bột gỗ tự nhiên, có giá thành rẻ hơn so với dòng gỗ mdf lõi xanh chống ẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gỗ mdf thường này lại dễ bị phồng ở những nơi ẩm thấp.
- Gỗ mdf lõi xanh chống ẩm: Hay còn được gọi với tên khác là HRM (High moisture Resistance) là dòng sản phẩm gỗ mdf được lấy nguyên liệu trực tiếp từ rừng Thái Lan, Malaysia. Khác với dòng gỗ công nghiệp mdf thường, gỗ mdf lõi xanh có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt vượt trội, rất thích hợp với khi hậu nóng của Việt Nam. Với nhiều tính năng ưu việt, gỗ công nghiệp mdf lõi xanh có khả năng chống nước vượt trội, độ co giãn đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, gỗ HRM còn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của sản phẩm, cũng như những hạng mục yêu cầu kĩ thuật và sự thẩm mỹ cao, đó cũng chính là lý do vì sao ván gỗ mdf chống ẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.
- Gỗ ván mdf chống cháy: Nếu như lõi của dòng gỗ mdf thường có màu vàng rơm nhạt, gỗ ép mdf chống ẩm có phần lõi màu xanh thì gỗ ván mdf chống cháy sẽ có phần lõi màu đỏ. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ công nghiệp mdf này chính là có khả năng chống cháy nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…
Bên cạnh cách phân loại này, trên thị trường còn có các phương pháp gọi tên gỗ công nghiệp mdf khác nhau như:
- Theo bề mặt phủ: Gỗ công nghiệp mdf phủ melamine; gỗ mdf phủ melamin trắng; ván gỗ MDF sơn PU; gỗ công nghiệp mdf dán Laminates hay gỗ mdf cao cấp dán Veneer,…
- Theo độ dày của tấm gỗ: Gỗ mdf 17mm; gỗ công nghiệp mdf dày 25mm; gỗ mdf 18mm; ván gỗ mdf 5mm; ván mdf 12mm,….
- Theo thương hiệu hay nơi nhập khẩu sản phẩm: gỗ công nghiệp mdf An Cường; gỗ Minh Long; gỗ mdf malaysia ; gỗ mdf nhập khẩu thái lan; gỗ công nghiệp Ý,…
4. Những tiêu chuẩn cần có của gỗ công nghiệp mdf
Là một trong những sản phẩm thuộc dòng gỗ công nghiệp, nên việc sản xuất gỗ mdf phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về nồng độ các chất phụ gia hay hóa chất sử dụng, để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đáp ứng sự thân thiện với môi trường. Đặc biệt, phải nói đến thành phần keo kết dính formaldehyde trong gỗ mdf. Đây là một loại keo có khả năng phát tán rất cao trong không khí và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, để đánh giá được tiêu chuẩn chất lượng của gỗ công nghiệp mdf, chúng ta sẽ căn cứ vào nồng độ formaldehyde và phân loại cụ thể dựa theo những tiêu chuẩn như sau:
BẢNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA DÒNG GỖ CÔNG NGHIỆP
Cấp độ gỗ | Giới hạn mật độ phát thải Formaldehyde (ppm) | Dành cho loại gỗ | Phương thức kiểm tra | Nước áp dụng phổ biến |
E0/F*** | 0.07ppm | Gỗ Plywood Gỗ MDF | JIS A-1460 | Nhật Bản, Úc, Newzeland, Hàn Quốc, Tây Á |
E1/F** | 0.14ppm 0.10ppm | Gỗ Plywood Gỗ MDF | Test EN 717-1 Test EN120 | |
E2 | 0.38ppm | Gỗ Plywood Gỗ MDF | Test EN120 | Đông Nam Á, Bắc Phi |
Carb – P1 | 0.18ppm 0.21ppm | Gỗ HW Gỗ MDF | ASTM E1333 | Mỹ, Canada, Khu vực Châu Âu |
Carb – P2 | 0.05ppm 0.11ppm | Gỗ HW Gỗ MDF | ||
Theo các chỉ số trên: Chỉ số gỗ an toàn sức khỏe: E0 > E1 > E2 |
Trong đó:
- Ppm (Parts per million) là đơn vị đo phần triệu để đo mật độ khối lượng và thể tích cực thấp cụ thể: 1ppm = 0,0000001= 0,0001%
- E2 (European E2 emission standard): Tiêu chuẩn khí thải E2 Châu Âu (Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Châu Á là E2 hoặc tệ hơn).
- E1 (European E1 emission standard): Tiêu chuẩn khí thải E1 theo châu Âu
- E0 (European E0 emission standard): Tiêu chuẩn khí thải E0 theo châu Âu
- Carb – P1 ( California Air Resources Board Phase 1): Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 1 được cấp bởi Ủy ban Tài nguyên không khí California
- Carb – P2 (California Air Resources Board Phase 2): Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 2 được cấp bởi Ủy ban Tài nguyên không khí California. Tên mới là EPA, bổ sung thêm một số đạo luật nhằm tăng tính chặt chẽ cũng như minh bạch trong vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- F**: Tiêu chuẩn khí thải F-Star2 của Nhật.
- F***: Tiêu chuẩn khí thải F-Star3 của Nhật.
5. Ứng dụng gỗ công nghiệp mdf
Với nhiều ưu điểm nổi bật cùng chi phí tốt hơn so với các dòng gỗ thịt tự nhiên, nên gỗ công nghiệp mdf thường được ưu tiên ứng dụng trong sản xuất, thiết kế và thi công nội thất. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng, gỗ mdf được sử dụng để sản xuất sản phẩm nội thất như là: Cửa, bàn, giường ngủ, tủ quần áo, kệ sách, kệ tivi, tủ bếp, nội thất văn phòng… Bên cạnh đó, ván gỗ mdf chống ẩm lõi xanh còn thích hợp sử dụng cho khu vực ngoài trời hay những nơi ẩm ướt như khu vực nhà tắm hay nhà bếp.
6. Gỗ mdf có tốt không? Ưu nhược điểm gỗ công nghiệp mdf là gi?
Bất kì dòng vật liệu nào thì cũng sẽ có ưu và nhược điểm để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được vật liệu phù hợp tùy theo mục đích sử dụng. Nếu như bạn còn đang không biết ưu và nhược điểm của chất liệu gỗ MDF là gì thì hãy cùng HOMEMAS tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
Khả năng chống mối mọt, cong vênh và co ngót tốt, khắc phục được nhược điểm của gỗ tự nhiên | Khả năng chịu nước kém với loại gỗ mdf thường. Gỗ công nghiệp mdf lõi xanh phủ Melamine có khả năng chống ẩm tốt hơn. Tuy nhiên khả năng này không thể so với dòng gỗ thịt tự nhiên. |
Bề mặt gỗ mdf nhẵn, phẳng, dễ dàng sơn hoặc kết hợp với nhiều loại bề mặt phủ khác như melamine, veneer, laminate, acrylic,… giúp tăng cường tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng như phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. | Không có độ dẻo dai như gỗ thịt hay dòng gỗ công nghiệp ghép thanh nên không điêu khắc hay trạm trổ được.
|
Sản xuất và thi công nhanh chóng, dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
| Độ đặc chắc chỉ ở mức trung bình nên khả năng chịu lực còn hạn chế, không chịu được va đập mạnh nên khiến bề mặt dễ bị lõm. |
Giá thành rẻ hơn so với dòng gỗ thịt | Độ dày của gỗ công nghiệp MDF có giới hạn, trường hợp làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau. |
Độ bền sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp mdf cao, dao động từ 8 – 12 năm. |
|
Gỗ công nghiệp mdf giúp bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên lâu năm. |
|
Bề mặt gỗ rộng nên tiện dụng khi sản xuất đồ có kích thước lớn mà không phải chắp nối. |
|
7. Top các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF phổ biến
Lớp phủ bề mặt được xem yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với gỗ công nghiệp. Chúng đóng vai trò quyết định tới độ bền, tính thẩm mĩ, giá trị cũng như độ ứng dụng phổ biến của sản phẩm. Có 5 loại bề mặt rất được ưa chuộng hiện nay là:
a. Bề mặt phủ Melamine
Melamine (hay còn được gọi là tấm phủ melamine, giấy melamine) là lớp nhựa giả gỗ phủ bề mặt giúp chống trầy xước và đem lại sự thẩm mỹ cho cốt gỗ công nghiệp mdf. Với công nghệ kết dính giúp tạo ra những bề mặt khác nhau và có nhiều màu sắc từ màu trơn cho đến vân gỗ, giả đá hoặc vân da,…Người tiêu dùng có nhiều sự chọn về loại vân gỗ như vân óc chó, sồi, tần bì, giẻ gai, gõ đỏ,….trong bảng màu, mang lại sự đa dạng, sang trọng và tinh tế cho các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp mdf.
Đặc điểm nổi bật của lớp phủ bề mặt melamine:
- Tính thẩm mỹ cao, bề mặt đa dạng với nhiều màu sắc phong phú, hợp xu hướng
- Giá thành rẻ, phù hợp kinh tế.
- Đước sản xuất với số lượng nhiều và có tính chất đồng đều.
- Độ bền màu cao, không bị bay màu theo thời gian hay dưới tác động của thời tiết.
- Chống chịu tác động vật lý tốt
- Khả năng chống trầy xước tốt, chống thấm bề mặt hiệu quả
- Chất liệu sạch, an toàn với người tiêu dùng và thân thiện môi trường.
b. Lớp phủ bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là lớp nhựa tổng hợp phủ bề mặt tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phân biệt bề mặt phủ Melamine và Laminate thông qua độ dày), tuy nhiên độ dày phổ biến nhất của laminate là 0.7mm hoặc 0.8mm. Cũng như melamine, laminate chủ yếu được dùng để phủ lên các cốt gỗ công nghiệp mdf hay gỗ okal. Đặc biệt nhất là laminate còn có thể phủ vào các bề mặt gỗ uốn cong, nhất là các cạnh, theo công nghệ postforming, giúp tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng.
Laminate sở hữu những ưu điểm nổi bật như sau:
- Màu sắc đa dạng từ đơn sắc cho đến các họa tiết giả vân gỗ, hoặc các màu sắc hợp xu hướng như màu kim loại, ánh nhũ…
- Có đặc tính dẻo sai, dễ uốn cong, tạo sự khác biệt so với chất liệu Melamine và Acrylic
- Độ bền cao
- Có khả năng chống nước, chống va đập, trầy xước cũng như không bị phai màu hay không ảnh hường từ các hóa chất
- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi trên bề mặt vật liệu
- An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường
c. Lớp phủ bề mặt Acrylic
Acrylic hay Mica là lớp phủ bề mặt mang lại độ bóng và phẳng mịn gấp 2 lần so với các ván gỗ công nghiệp mdf phủ sơn. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo, lớp phủ bề mặt acrylic giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian thoáng và rộng mở hơn. Đây là dòng vật liệu mới đang được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất hiện nay.
Ưu điểm nổi bật của Acrylic:
- Bề mặt sáng bóng, dễ dàng vệ sinh giúp tiết kiệm được thời gian bảo dưỡng sản phẩm.
- Nhẹ, bền, chịu được tia cực tím và khó vỡ hay biến dạng khi bị tác động vật lý
- Khả năng chống nước, ẩm mốc và mối mọt tốt.
- Hạn chế sự cong vênh sản phẩm trong quá trình sử dụng
- Được cấu tạo từ nhựa nguyên sinh nên an toàn cho sức khỏe người sử dụng
- Có tính chất dẻo nên dễ dàng uốn, cắt tạo hình dáng phức tạp
- Màu sắc phong phú và độ sáng bóng cao
- Dễ dàng lắp ghép, thi công và tạo hình.
d. Lớp phủ bề mặt Veneer
Veneer (tên thông dụng váng lạng) có thể được hiểu đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm, để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Veneer có thể sử dụng để phủ lên hầu hết các loại bề mặt gỗ công nghiệp khác nhau như tấm gỗ mdf, gỗ ván dăm, hay gỗ ghép thanh, để tạo nên những sản phẩm nội thất bằng gỗ công nghiệp vừa có chất lượng tốt vừa có vẻ ngoài không khác gì gỗ tự nhiên, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Sự ra đời của chất liệu bề mặt veneer đã làm tăng thêm sự lựa chọn phong phú nhưng lại hợp túi tiền cho những người yêu thích vẻ đẹp của nội thất gỗ tự nhiên.
Những ưu điểm vượt trội của dòng vật liệu phủ bề mặt Veneer:
- Đáp ứng đầy đủ đặc tính của gỗ tự nhiên
- Bảng màu sắc đa dạng với các đường vân chân thật của gỗ tự nhiên.
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người
- Giá thành hợp lý hơn so với gỗ tự nhiên
- Dễ dàng uốn cong, điều chỉnh đường cong phù hợp với sản phẩm
- Nói không với cong vênh, mối mọt tốt hơn gỗ tự nhiên.
Có thể nói, sự ra đời của gỗ công nghiệp đã giúp giải quyết bài toán nan giải về vấn đề chi phí cũng như việc gỗ tự nhiên đang ngày trở nên khan hiếm dần, giảm được sự tàn phá rừng và bảo vệ môi trường hơn. Gỗ công nghiệp mdf là một trong những loại gỗ ép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, giúp mang tới một không gian nội thất hiện đại và sang trọng. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên, sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quan nhất về dòng gỗ mdf cũng như đưa ra được lựa chọn đúng đắn khi chọn mua đồ nội thất từ chất liệu gỗ công nghiệp cho gia đình mình hay cho bất cứ công trình/ dự án nào.
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TOP 7 loại GỖ CÔNG NGHIỆP phổ biến nhất thị trường
CÔNG TY CỔ PHẦN HOMEMAS
Nhà cung cấp các giải pháp vật liệu nội thất về đá nhân tạo, sàn vinyl cao cấp, film dán nội thất, gỗ nội thất nhập khẩu với chất lượng hàng đầu tại Việt Nam
➤ Showroom miền Nam: 129 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
➤ Showroom miền Bắc: Tầng 20, Tòa nhà TNR, 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
➤ Hotline: 0966.096.568
➤ Website: https://homemas.com