Thiết kế nhà bếp chữ U là một trong những cách bố trí bếp phổ biến, rất được nhiều hộ gia đình yêu thích vì nó không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn tối ưu hóa diện tích lưu trữ cùng bề mặt làm việc giúp tạo ra một không gian nấu nướng hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, kiểu bố cục bếp này còn khá linh hoạt trong công năng nên bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh sao cho phù hợp với thói quen nấu nướng và sinh hoạt của gia đình mình.
Tuy nhiên, liệu thiết kế nhà bếp chữ U có thật sự là lựa chọn phù hợp cho không gian bếp của bạn? Bạn cần lưu ý những điều gì khi lắp đặt bếp chữ U và làm thế nào để bạn có thể tận dụng nó một cách triệt để? Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới nhé!
THIẾT KẾ NHÀ BẾP CHỮ U LÀ GÌ?
Các chuyên gia tại bếp Omega – một trong những công ty chuyên sản xuất thiết bị bếp lớn của vương quốc Anh đã từng chia sẻ: “Bố cục hình chữ U thường được coi là bố cục nhà bếp thiết thực nhất, khi ứng dụng được khái niệm “tam giác vàng” trong thiết kế bếp một hiệu quả, tạo sự thuận tiện khi đang nấu nướng cũng tối ưu các bước di chuyển trong khu vực bếp với nhau”.
Bên cạnh đó, Ông Tom Howley, giám đốc thiết kế tại Tom Howley Kitchens, cũng bình luận rằng : "Nhà bếp hình chữ U cho phép không gian có cảm giác thông thoáng hơn. Chia bếp thành các khu một cách chiến lược để có chức năng tối ưu. Để có thêm không gian, hãy cân nhắc thêm một hòn đảo với bếp nấu ở vị trí nhìn ra để bạn có thể dễ dàng giao lưu trong khi chuẩn bị bữa tối cho bạn bè và gia đình."
BẾP CHỮ U ĐẸP PHÙ HỢP VỚI NHỮNG KHÔNG GIAN NÀO?
CÓ NÊN CHỌN BẾP CHỮ U KHÔNG?
Nếu như trong một ngôi nhà, phòng khách được xem là bộ mặt của gia chủ, nơi thu nạp năng lượng, tài khí, thì bếp sẽ chính là linh hồn của căn nhà đó, nơi người nội trợ thỏa sức sáng tạo những bữa cơm ngon hay là nơi quây quần, trò chuyện của các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy, việc bố trí gian bếp là điều cực kì quan trọng.
Thiết kế nhà bếp chữ U là cách bố trí nội thất được kết hợp giữa tính thực tế và tính thẩm mỹ, đang được các người nội trợ ưa chuộng trong thời gian gần đây. Vậy tại sao bếp chữ U lại có độ “hot” như vậy? Ngoài việc sở hữu tính thẩm mỹ cùng cấu trúc độc đáo riêng biệt, thì thiết kế nhà bếp chữ u còn có những ưu – nhược điểm gì? Cùng HOMEMAS tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
#Ưu điểm:
- Phù hợp với đa dạng không gian bếp từ những gian bếp lớn như nhà phố, biệt thự, penhouse, chung cư cao cấp,… cho đến các gian bếp cho diện tích khiêm tốn như nhà chung cư, nhà lô…
- Tối ưu hoá từng milimet không gian nhà bếp cũng như là mọi góc chết một cách hiệu quả.
- Cung cấp được không gian lưu trữ hay diện tích bề mặt sử dụng lớn mà các kiểu bố trí khác khó đáp ứng
- Dễ dàng phân chia, bố trí các khu vực chức năng
- Thuận tiện cho việc di chuyển và thao tác trong quá trình nấu nướng
- Phù hợp với mọi phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển.
- Có thể tận dụng một mặt của bếp chữ U để làm bàn ăn nhỏ hay quầy bar mini rất tiện lợi.
#Nhược điểm:
- Tốn chi phí hơn so với các kiểu bếp khác
- Không hiệu quả đối với những gian bếp quá nhỏ khi tiếp đãi khách hoặc có nhiều người tham gia nấu nướng.
- Trong thiết kế bếp này thì các tủ ở góc dưới cùng sẽ khó tiếp cận và sử dụng, có thể khắc phục tình trạng bằng cách lắp các ngăn tủ mở hoặc gắn module xe đẩy.
- Khó thay đổi kiến trúc bếp nếu có ý định cải tạo sau này.
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI BỐ TRÍ BẾP CHỮ U ĐẸP VÀ KHOA HỌC
1. Đảm bảo nguyên tắc “tam giác vàng” trong thiết kế nhà bếp chữ u
Bạn đã từng nghe tới nguyên tắc “Tam giác vàng” trong thiết kế nhà bếp chưa?
Nguyên tắc “tam giác vàng” (hay “tam giác làm việc”) là khoảng cách khoa học giữa khu vực quan trọng là: khu vực nấu (bếp), khu vực bồn rửa (nơi làm sạch thực phẩm) và khu vực lưu trữ (tủ lạnh), giúp giảm thiểu tối đa sự di chuyển trong bếp nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động nấu nướng được diễn ra trơn tru và thuận lợi nhất.
Thông thường “tam giác làm việc“ này sẽ được thiết kế theo nguyên tắc “ngón tay cái”. Nghĩa là tổng các cạnh của tam giác cần đảm bảo con số >=3.6m, và <=8m. Mỗi cạnh của tam giác thì nên có độ dài >=1.2m nhưng phải <=2.7m. Theo nhà thiết kế nội thất Jacqui Hargrove cho rằng “Không có một hình dáng bếp nào được xem là lý tưởng nhất cả, cho dù bếp nhà bạn mang hình dáng gì (U,L,I) thì cũng cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các khu vực chức năng là bồn rửa - tủ lạnh - bếp ăn, để tạo thành hình tam giác với khoảng cách hợp lý nhất là 1.8m”.
2. Tùy chỉnh thiết kế nhà bếp chữ U phù hợp với diện tích có sẵn
Bếp chữ U là thiết kế khá linh hoạt, có thể phù hợp với nhiều kích cỡ không gian khác nhau. Nhưng tùy theo diện tích không gian bếp có sắc của bạn, nên cần điều chỉnh ít nhiều để tránh ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bếp.
Ví dụ như, với những gian bếp lớn, “tam giác làm việc” của bếp chữ U sẽ bị mở rộng, khiến bạn phải di chuyển nhiều giữa các khu vực. Vì vậy, bạn có thể đặt thêm một bàn đảo ở giữa bếp để giúp thu hẹp lại diện tích của vùng tam giác. Còn trong trường hợp, bếp nhà bạn có kích thước khiếm tốn hơn, thiết kế nhà bếp chữ U đóng kín sẽ dễ khiến không gian trở nên gò bó, chật chội hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên “giải phóng” bớt một trong hai khu vực “cánh” của bếp và biến nó thành một bàn đảo nhỏ để làm nơi dùng bữa hay tiếp khách trong lúc nấu nướng.
Đặc biệt là, bạn nên cân nhắc cẩn thận diện tích bếp nhà mình trước khi thiết kế nhà bếp chữ u, để đảm bảo có đủ không gian cho việc đặt các thiết bị hay đóng mở cửa tủ cũng như di chuyển.
3. Nghiên cứu và bố trí các thiết bị theo chiều dài bếp
Do bếp chữ u sở hữu ba khu vực khác nhau, nên dễ khiến gia chủ bối rối trong việc sắp xếp và bố trí các thiết bị và tủ bếp. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu với quy tắc ưu tiên cho khu vực nấu nướng trước, và theo đó bếp lò có thể nằm ở cạnh dài nhất của chữ u, cách xa bồn rửa và tủ lạnh. Để không bị cản trở trong quá trình nấu nướng, bạn nên thiết lặp hệ tủ cao ở vị trí xa nhất của bếp, còn bồn rửa thì có thể đặt ở vị trí gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và giúp bếp trở nên thông thoáng hơn.
4. Tận dụng tối ưu các khu vực góc
Hai khu vực góc được xem là điểm bất lợi của bếp chữ u do chiếm nhiều diện tích nhưng lại hạn chế việc lưu trữ. Cách khắc phục: bạn có thể tối ưu hóa khả năng lưu trữ ở khu vực này bằng các phụ kiện chuyên dụng dành cho các tủ bếp góc, sẽ giúp bạn cất giữ nồi chảo, chén đĩa hiệu quả hơn trong góc tủ và dễ dàng lấy khi cần.
5. Tạo sự đồng nhất về màu sắc cũng như vật liệu sử dụng
Cụ thể như, trong một không gian tương đối nhỏ hơn, thì các gam màu: trung tính, trắng và các sắc thái nhẹ hơn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bố cục bếp chữ u nhỏ. Còn đối với không gian bếp lớn hơn, thì sử dụng các tông màu tối như xám, xanh lam kết hợp với nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ tạo thêm điểm nhấn hay sự tương phản hiệu quả cho toàn bộ kiến trúc nhà bạn
Bên cạnh đó, có rất nhiều loại vật liệu để bạn lựa chọn khi thiết kế nhà bếp chữ U. Tất cả sẽ phụ thuộc vào thị hiếu, sở thích cá nhân, cũng như ngân sách hay diện tích không gian. Hiện nay trên thị trường nội thất có rất nhiều loại vật liệu hoàn thiện được sử dụng để làm bếp chữ U đẹp, nhưng chất liệu gỗ và đá vẫn luôn là sự lựa chọn được ưa chuộng nhất của nhiều gia đình. Đá nhân tạo không những mang lại tính thẩm mỹ cao với nhiều họa tiết chân thật tự nhiên mà còn đảm bảo được độ bền cũng như là sự an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, với mẫu mã đá dạng phù hợp cho nhiều thiết kế khác nhau cùng độ bền tốt, khả năng chịu va đập cao cũng như chống thấm hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm: TOP 3+ ĐÁ MẶT BẾP CAO CẤP Sang Trọng Đến Từng Milimet
6. Đảm bảo tính đối xứng trong thiết kế nhà bếp chữ u
Đối với các mẫu bếp chữ U đẹp, bạn cần quan tâm đến tính đối xứng bởi vì đây chính là điều kiện để giúp gian bếp của bạn tăng tính thẩm mỹ, nâng tầm đẳng cấp hơn. Mặt khác, thiết kế bếp chữ u đối xứng còn tạo nên sự cân đối, vuông vắn cho gian bếp. Bạn có thể thêm chức năng lưu trữ với kệ góc, quầy bar mini để không gian nấu nướng trở nên linh hoạt và đa năng hơn.
7. Dự trù trước ngân sách thực hiện
Ngân sách là một trong những yếu tố cần cân nhắc nhất trước khi lập kế hoạch thi công bếp chữ u. Ngân sách sẽ quyết định đến việc bạn nên lựa chọn loại vật liệu và số lượng tùy chọn lưu trữ như thế nào để sử dụng trong thiết kế nhà bếp chữ u. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch và cân nhắc ngân sách một cách cẩn thận trước khi đưa ra quyết định thực hiện cuối cùng là điều vô cùng quan trọng.
8. Đảm bảo phong thủy trong bố cục bếp chữ u
Không chỉ riêng bố cục bếp chữ u, mà bất cứ không gian bếp nào cũng phải được bài trí một cách hợp lý, mang tới nhiều tài lộc cho gia đình. Khi trang trí bếp chữ u đẹp, chúng ta nên lưu ý vị trí đặt bếp ăn nên ở nơi “tọa hung hướng cát”. Hướng bếp nên nằm hướng về phương vị tốt cho cung mệnh gia chủ. Bên cạnh đó, không gian bếp chữ u đẹp sẽ cố định theo diện tích nhà ở, nên chúng ta cũng cần nghiên cứu kỹ về khoảng cách đặt các vật dụng trong nhà bếp. Cụ thể như:
- Vị trí bếp ăn, chậu rửa bát và tủ lạnh nên đảm bảo khoảng cách để tránh “thủy hỏa bất dung”.
- Không nên đặt bàn ăn dưới xà ngang hoặc có vật nhọn chĩa vào để tránh những chuyện không may theo quan niệm phong thủy.
- Những đồ dùng khác như: nồi cơm điện, lò vi sóng… nên tránh đặt ở hướng ra ngoài cửa vì theo phong thủy điều này sẽ ám chỉ việc đồ ăn trong gia đình sẽ dễ bị thất thoát.
9. Đề cao quy tắc an toàn
Phòng bếp là nơi diễn các hoạt động nấu nướng nên dễ xảy ra hiện tượng hỏa hoạn hay trơn trượt. Chính vì vậy, khi bố trí các đồ vật, thiết bị trong bếp, bạn nên đặc biệt lưu ý đến tính an toàn, hạn chế lựa chọn các vật dụng có góc nhọn, hay sàn nhà dễ trơn trượt. Bên cạnh đó, cần sắp xếp các thiết bị nấu nướng trong bếp một cách khoa học, tránh tác động trực tiếp của ánh mặt trời với các vật dụng dễ cháy nổ như bếp gas, lò vi sóng, tủ lạnh,…
10+ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ NHÀ BẾP CHỮ U ĐỘC ĐÁO, VẠN NGƯỜI MÊ
# ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN TAM GIÁC VÀNG VỚI MỘT HÒN ĐẢO BẾP
Tom Howley, giám đốc thiết kế công ty Tom Howley Kitchens đã chia sẻ rằng: “Nhà bếp hình chữ U cho phép không gian có cảm giác thông thoáng hơn. Chia bếp thành các khu một cách chiến lược để có chức năng tối ưu. Để có thêm không gian, bạn có thể cân nhắc thêm một hòn đảo với bếp nấu ở vị trí nhìn ra để bạn có thể giao lưu trong khi chuẩn bị bữa tối cho bạn bè và gia đình.”
Vì vậy, tùy thuộc theo không gian bếp nhà bạn mà có thể thêm một đảo bếp hay bán đảo vào không gian để giữ cho gian bếp luôn đầy đủ chức năng và lộng lẫy. "Điều này sẽ đảm bảo rằng khu vực làm việc của bạn thiết thực, thoải mái và đủ rộng - nhưng không quá rộng khiến bạn tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển cho từng khu vực” theo Keith Myers của The Myers Touch.
Bên cạnh vẻ đẹp thiết kế thì chất lượng vật liệu sử dụng cũng rất quan trọng. Đặc biệt bếp là nơi nấu ăn sinh hoạt cho gia đình nên cần chọn các thiết bị, vật liệu đảm bảo. Nếu bạn yêu thích sử dụng đá nhân tạo để ốp bàn bếp, đảo, quầy bar hay backsplash… thì bạn nên chọn loại các dòng đá nhân tạo gốc thạch anh hay đá solid surface của các thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường như LX Hausys Hàn Quốc (tiền thân LG Hausys), Lotte Hàn Quốc, Dupont Mỹ hay dòng nội địa có thể kể đến thương hiệu Vicostone, Metastone…. Đây là những dòng đá nhân tạo cao cấp đã được kiểm định về chất lượng cũng như khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt nên an toàn cho sức khỏe cho cả gia đình.
>>> Xem ngay: Bảng GIÁ CÁC LOẠI ĐÁ NHÂN TẠO Trên Thị Trường Mới Nhất 2022
# GIỮ KHÔNG GIAN TƯƠI MỚI BẰNG NHỮNG GAM MÀU NHẸ NHÀNG
Để bếp chữ U của bạn không có cảm giác quá kín, hay gò bó, ngộp ngạt, hãy cân nhắc phối màu bếp nhẹ nhàng và bảng màu sáng gồm các màu trung tính hiện đại hoặc tông màu pastel nhẹ nhàng để tạo ra một màu sắc tinh tế. Các sắc thái nhẹ nhàng phản chiếu ánh sáng trong bất kỳ không gian nào và có thể đặc biệt hiệu quả trong nhà bếp nhỏ hơn hoặc không gian thiếu ánh sáng tự nhiên.
Howley bình luận: 'Để mang lại một không gian bếp mở, thông thoáng, hãy chọn màu sơn sáng và vật liệu backsplash tạo sự phản chiếu như đá thạch anh nhân tạo sáng bóng hoặc kính cường lực. Tận dụng từng inch không gian từ độ cao tối đa, những ngóc ngách khó xử và sử dụng các hòn đảo nếu bạn còn chỗ. “
>>> Tham khảo ngay: Backsplash là gì? 17+ thiết kế độc đáo được ưa chuộng nhất
# TỐI ĐA HÓA KHẢ NĂNG LƯU TRỮ TRÊN TƯỜNG VỚI HỆ TỦ CAO KỊCH TRẦN
Nhà bếp hình chữ U không chỉ tạo ra một dòng chảy cân bằng giữa tính thẩm mỹ và sự dễ chịu, mà nó còn cho phép không gian lưu trữ ở tất cả các tầng với nhiều lựa chọn tủ. Để tạo ra một sự gắn kết, bạn nên chọn một phong cách chung cho toàn bộ hệ tủ lưu trữ treo trên tường và có chân đế, hoặc thử kệ bếp mở ở các tầng cao hơn để trưng bày các dụng cụ, thiết bị bếp nhỏ xinh. Hãy nghĩ đến đĩa gỗ, lọ thủy tinh chứa đầy ngũ cốc tự nhiên và đồ sành sứ thủ công yêu thích, tất cả đều được trưng bày chứ không phải ẩn ở phía sau tủ!
Leslie Murphy - Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc sáng tạo của Murphy Maude Interiors, đã có nhận xét về thiết kế nhà bếp chữ U: “Trong không gian nhà bếp sáng sủa và thoáng mát này, bếp chữ U cung cấp rất nhiều không gian lưu trữ như tủ bếp và kệ mở đẹp mắt để tạo sự lưu thông chức năng dễ dàng với phần còn lại của ngôi nhà. Vì khách hàng không muốn thay mới hoàn toàn các tủ, nên chúng tôi đã quyết định sửa đổi chúng một cách sáng tạo bằng cách thêm một tầng tủ kính trên đầu, vừa tạo điểm nhấn, tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn không làm ảnh hưởng đến toàn bộ thiết kế ban đầu”
# TẠO ĐIỂM NHẤN CHO GIAN BẾP CHỮ U NHỎ ĐẸP BẰNG CÁC CHI TIẾT TRANG TRÍ
Hầu hết mọi người sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những đồ trang trí mang lại hiệu ứng sáng bóng, lấp lánh. Và trong không gian có diện tích bếp chữ u nhỏ đẹp này, thì những chi tiết đó sẽ tạo nên sự khác biệt. Bạn có thể tạo nên những điểm nhấn sang trọng cho gian bếp chữ u của mình bằng những ngăn kéo bằng kim loại đẹp mắt, đến những tay nắm cửa bằng sứ có hoa văn, nó thực sự là những nét chấm phá nhỏ tạo nên tất cả sự khác biệt!
Theo ông Narendra Karnani, giám đốc điều hành của Heritage Brass tư vấn: “Khi thiết kế cho những căn bếp chữ u nhỏ, thì những khâu hoàn thiện từ ổ cắm điện và tay nắm tủ càng trở nên quan trọng hơn. Với những không gian bếp nhỏ, thì hầu như bạn sẽ dễ bị thu hút vào các chi tiết trong phòng. Những chi tiết này có thể nâng một căn phòng nhỏ thành một không gian sang trọng nên không nên bỏ qua”.
# KHOANH VÙNG KHÔNG GIAN BẾP CỦA BẠN VỚI MỘT BỨC TƯỜNG NỔI BẬT
Biến nhà bếp chữ U của bạn thành một khu vực đánh thức giác quan với các thiết kế giấy dán tường bếp hoa văn nổi bật. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, phong cách thiết kế chung của gian bếp hay chọn giấy dán tường có màu đồng nhất với màu sắc tủ bếp, để có cái nhìn hài hòa và có chiều sâu hơn. Bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp cận nhà bếp hai tông màu với bóng râm tương phản mang lại cảm giác thích thú và nổi bật với sự bền bỉ của màu sắc.
# SỬ DỤNG ĐÈN CHIẾU SÁNG MẶT DÂY CHUYỀN ĐỂ TẠO ĐIỂM NHẤN TRONG CĂN BẾP CHỮ U.
Tạo điểm nhấn là một phương pháp hữu hiệu để tạo cảm giác nhà bếp được kéo lại gần nhau hơn. Trong không gian hình chữ U, đèn chiếu sáng nhà bếp bằng mặt dây chuyền sẽ là một lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt nếu một bên của tủ bếp kết nối với không gian mở.
Bạn sẽ yêu thích ý tưởng về đèn mặt dây chuyền bằng thủy tinh, vừa tạo ra một điểm nhấn cho không gian mà không làm mất ánh sáng tự nhiên cùng cảm giác mở của gian bếp.
# KHOÁC DIỆN MẠO MỚI CHO BẾP CHỮ U VỚI TÔNG MÀU TỐI
Nếu bạn may mắn sở hữu cho mình một không gian rộng lớn và có nguôn ánh sáng tự nhiên, thì đừng ngại chọn ngay một thiết kế nhà bếp chữ U với những tông màu trầm tối đầy cảm hứng và quyền lực. Các sắc thái màu trầm tối đã bắt đầu phổ biến hơn trong nhiều năm gần đây, nó giúp mang lại một vẻ đẹp huyền bí và đặc biệt cho gian bếp. Một màu xám đen trầm buồn kết hợp với hiệu ứng từ nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp làm tăng vẻ đặc sắc và cổ điển cho gian bếp thời Victoria này, kết hợp hài hòa với thiết bị bồn rửa cổ điển cùng hệ tủ shaker. Không những vậy, còn góp phần tạo cảm giác cởi mở, ấm áp hơn cho gian bếp.
# ĐÁNH LỪA THỊ GIÁC BẰNG MỘT GÓC NGỒI TRONG THIẾT KẾ NHÀ BẾP CHỮ U
Nếu bạn yêu thích ý tưởng bếp chữ U nhưng vẫn muốn có một đảo bếp độc lập đầy đủ, thì có một cách để đạt được điều này là tạo nên một góc ngồi, chỗ ngồi bên cửa sổ hoặc chỗ ăn sáng ở cuối chữ U, nơi mà được liên kết với hai bên cạnh bàn chữ u. Chọn màu sắc cùng với màu tủ và chọn mặt bàn có cùng chất liệu với mặt bàn bếp của bạn. Sự tiếp nối màu sắc và vật liệu này sẽ tạo ấn tượng về sự liên tục trong bố cục chữ u nhỏ nhưng vẫn đảm bảo có được một bàn đỏ và sự thuận tiện di chuyển trong quá trình nấu nướng.
# TÍCH HỢP KHU VỰC ĂN SÁNG NGAY TẠI BỐ CỤC BẾP CHỮ U
Mở rộng một phần cạnh bếp để tạo thành một bàn ăn sáng. Giống như một bán đảo, bàn ăn sáng có thể mở rộng không gian bếp ra giữa phòng mà không có bất kì bức tường nào. Bạn có thể thiết kế gian bếp thông với khu vực ăn uống hay sinh hoạt trong một không gian bằng những món đồ trưng bày như những chiếc ly thủy tinh xinh xắn trên tường cùng đồ trang trí bàn ăn sẽ giúp không gian nhà bạn không có bất kì sự phân chia nào, các phòng thông với nhau và bạn có thể dễ dàng để mắt đến cả gian nhà.
# TỐI ĐA HÓA TIỀM NĂNG CỦA MỘT KHÔNG GIAN BẾP CHỮ U NHỎ
Lựa chọn bố trí nhà bếp hình chữ U cũng sẽ hoạt động hiệu quả với một không gian nhỏ, không những giúp gian bếp nhà bạn mang lại cảm giác rộng và thoáng hơn mà đồng thời còn tận dụng tối đa các không gian lưu trữ và bề mặt làm việc. Việc lựa chọn tủ âm tường mặt trước, không tay cầm làm giảm bớt các chi tiết cầu kỳ để nâng cao cảm giác không gian rộng hơn.
Bên cạnh đó, ý tưởng nhà bếp màu trắng hay màu xám, cũng rất phù hợp nếu bạn tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và mang lại cảm giác tươi sáng cho không gian của mình. Chắc chắn, bạn sẽ yêu thích sự kết hợp giữa các tủ tông màu trắng và xám kiểu dáng đẹp và đương đại với các tính năng cổ điển như thiết kế bếp bên dưới.
Trên đây là những lưu ý cũng như ý tưởng giúp thiết kế nhà bếp chữ u đẹp và độc đáo cho không gian sống nhà bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý cũng như cập nhật đươc các xu hướng thiết kế bếp mới nhất cho ngôi nhà mình. Bên cạnh đó, để phát huy tối đa hiệu quả của xu hướng thiết kế này thì việc lựa chọn chất liệu đá ốp cũng vô cùng quan trọng. Luôn mang trong mình sứ mệnh nâng tầm đẳng cấp không gian sống cho người Việt, với các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, chất lượng hàng đầu cũng tính thân thiện với môi trường, nhằm mang đến những giải pháp nội thất toàn diện và hiện đại nhất.
HOMEMAS tự hào là nhà phân phối độc quyền các dòng đá nhân tạo cao cấp của thương hiệu LX HAUSYS (tiền thân LG HAUSYS) Hàn Quốc - Tập đoàn đa ngành lớn hàng đầu thế giới tại Việt Nam và các dòng nội địa, gồm
- Đá nhân tạo Acrylic Solid Surface (HIMACS)
- Đá thạch anh nhân cao cấp (Viatera).
- Đá quartz nội địa Metastone
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các dòng đá nhân tạo cao cấp tại HOMEMAS với mẫu mã đa dạng, chất lượng hàng đầu để nâng tầm căn hộ trở nên đẳng cấp hơn. Tham khảo ngay:
CÔNG TY CỔ PHẦN HOMEMAS
Nhà cung cấp các giải pháp vật liệu nội thất và thi công hoàn thiện các hạng mục về đá nhân tạo, sàn vinyl cao cấp, film dán nội thất, gỗ nội thất nhập khẩu với chất lượng hàng đầu tại Việt Nam
➤ Văn phòng: Số 52 Đồng Văn Cống, Phường Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
➤ Showroom miền Nam: 129 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
➤ Showroom miền Bắc: Tầng 20, Tòa nhà TNR, 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
➤ Hotline: 0966.096.568
➤ Trang web: https://homemas.com